Menu

Tỷ phú từ tăm tre

(12/06/2018 ) TIN TRONG NƯỚC

Tỷ phú từ tăm tre

(ĐCSVN) – 29 tuổi, Nguyễn Bách Trường ở đội 9, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã làm chủ của 2 cơ sở sản xuất tăm tre, với doanh thu trên 4 tỷ một năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức thu nhập ổn định.

Chúng tôi có dịp đến thăm cơ sở sản xuất tăm tre của chàng trai 8x Nguyễn Bách Trường vào những ngày cuối tháng 7. Khác với suy nghĩ của chúng tôi, dù là một doanh nhân trẻ nhưng Nguyễn Bách Trường rất khiêm tốn và giản dị. Sau khi dẫn chúng tôi đi thăm xưởng sản xuất tăm, bên chén trà, Trường trầm ngâm kể về quãng thời gian anh và vợ đã phải vượt qua để có được cơ ngơi của ngày hôm nay.

Vốn sinh ra trong một gia đình nghèo, Trường không được may mắn như những đám bạn cùng lứa. Học hết lớp 8, Trường phải nghỉ học để phụ mẹ việc buôn bán. Sau đó vài năm, Trường tham gia nghĩa vụ quân sự. Anh vẫn luôn ấp ủ ý định một ngày trở về sẽ làm được một việc gì đó để thay đổi cuộc sống của bản thân và gia đình. Ngoài thời gian huấn luyện Trường dành thời gian rảnh để đọc sách, trau dồi kiến thức về kinh doanh.

Sau khi rời quân ngũ, năm 2009, Trường lập gia đình. Ngày ấy, tài sản lớn nhất của hai vợ chồng trẻ là kế thừa nghề làm tăm giang từ mẹ và 5 triệu đồng tiền mặt. Với số vốn ít ỏi, Trường quyết định lựa chọn công việc làm tăm tre để khởi nghiệp. Trong 2 năm đầu, Trường trực tiếp mang tăm đi tiếp thị đến từng cửa hàng để gửi bán, nhưng hầu hết các cửa hàng đều từ chối vì sản phẩm của Trường chưa có thương hiệu. Không nản, anh kiên trì thuyết phục các chủ cửa hàng, mang tăm cho khách dùng miễn phí. Cùng với đó, anh chú trọng về mẫu gia công để sản phẩm tăm của mình có chất lượng tốt, làm hài lòng khách hàng.

“Ngày ấy, thị trường gần như không ai đón nhận sản phẩm của mình, do kinh nghiệm làm còn ít nên việc sản xuất tăm không đúng cách. Sản phẩm bị hỏng nhiều, vốn lại ít, nên hai vợ chồng tôi gặp không ít khó khăn”.

Không nản chí, ngoài việc tự đi tiếp thị sản phẩm, Trường vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để sản phẩm của mình hoàn thiện hơn. Cuối cùng, sản phẩm của Trường cũng đã được nhiều doanh nghiệp, nhà hàng đón nhận. Có được những đồng lãi đầu tiên, Trường quyết tâm đầu tư mạnh vào làm tăm giang. Năm 2012, anh vay vốn đầu tư máy móc để mở rộng sản xuất.

Trường cho biết: Sản xuất tăm tre, quy mô nhỏ, tre dễ mốc, chất lượng kém sẽ không tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Đó chính là lý do Trường muốn sản xuất tăm từ một nguyên liệu khác sạch hơn, giá trị cao hơn, không độc hại. Lúc đó, Trường nghĩ ngay đến cây giang, loại cây dẻo dai, có mùi thơm, đáp ứng được những yêu cầu mà Trường đưa ra và anh đã quyết định dùng cây giang làm tăm thay cho cây tre, dù biết rằng giá thành sẽ cao hơn, việc tiêu thụ tăm cũng sẽ khó khăn hơn.

Để có nguyên liệu sản xuất, anh phải lên các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái mua rồi thuê từng hộ dân tuốt sợi bằng tay. Sau đó, sợi giang sẽ được chuyển về xưởng để chọn lọc những nguyên liệu đạt chất lượng, tiến hành sấy khố và đóng gói.

 

 

Cơ sở sản xuất tăm của Nguyễn Bách Trường tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức thu nhập ổn định - Ảnh: NVCC

 

Anh Trường cho biết, cây giang là nguyên liệu tươi nên cần được sấy bằng ga để làm khô trong 10 phút. Kỹ thuật sấy chuẩn thì tăm sẽ được bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm, ngược lại, nếu kỹ thuật sấy không tốt thì sản phẩm sẽ nhanh bị ẩm mốc, không an toàn cho người tiêu dùng.

“Quan điểm của tôi là không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào trong quá trình làm nên các sản phẩm do Trường Thịnh sản xuất, vẫn giữ nguyên được màu xanh, thơm và dẻo dai, mang đến sản phẩm an toàn có giá trị sử dụng, tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng’.

Hiện cơ sở sản xuất tăm Trường Thịnh của anh có doanh thu trên 4 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động, với mức thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, cơ sở của anh cũng tạo việc làm thời vụ cho nhiều người dân ở trong xã, trong huyện. Tăm Trường Thịnh được chia thành 7 loại, nổi bật nhất là tăm tiệc cưới và tăm vỉ được tiêu thụ tại hầu hết 63 tỉnh, thành trong cả nước.

“Hiện chỉ còn TP. Hồ Chí Minh là công ty tăm Trường Thịnh chưa thâm nhập được thị trường, do thói quen của người dân trong đó vẫn sử dụng loại tăm nhọn 2 đầu. Vì thế, mục tiêu trước mắt của tôi trong thời gian tới là sẽ đưa được sản phẩm của mình vào thị trường này. Về lâu dài, tôi dự định sẽ xuất khẩu các sản phẩm của Trường Thịnh ra các nước: Lào, Thái Lan… để không chỉ khách hàng trong nước được sử dụng những sản phẩm sạch, an toàn với sức khỏe mà để quảng bá sản phẩm của Việt Nam với bạn bè quốc tế” - Nguyễn Bách Trường chia sẻ.

Với những nỗ lực của bản thân, Nguyễn Bách Trường nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của huyện Hoài Đức. Trường cũng là một trong những thanh niên tiên tiến làm kinh tế giỏi của Thủ đô và là một trong những doanh nhân trẻ Thăng Long được tuyên dương năm 2015./.

 

                                                                                                                                                                                                                                   Hoàng Mẫn  ( Báo Đảng Cộng Sản)

Ý kiến khách hàng
Tăm giang
Trước kia tôi rất hay ra các đại lý nhỏ lẻ gần nhà mua tăm về dùng. Nhưng từ khi biết đến tăm giang Trường Thịnh gia đình tôi chỉ tin dùng sản phẩm của Trường Thịnh. Ngoài ra tôi còn mua sản phẩm làm quà biếu cho người thân, đối tác
Tăm tiệc
Bản thân tôi là một đại lý chuyên cung cấp sản phẩm tăm tiệc cưới,rất nhiều đơn vị sản xuất tăm vào mời chào nhưng tôi chưa thấy ưng ý như sản phẩm tăm tiệc Trường Thịnh,sp có mẫu mã đẹp,nguồn gốc,xuất xứ rõ ràng và được nhiều khách hàng phản hồi tốt.
Trường Thịnh
  Tôi trọn sản phẩm tăm Trường Thịnh vì chất lượng sản phẩm rất tốt, có nguồn gốc,  xuất xứ rõ ràng, có kiểm định không gây hại cho sức khỏe gia đình tôi, nhân viên nhiệt tình cung cấp đầy đủ thông tin và giao hàng đúng hẹn.
HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Tin tức nổi bật